Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Mẹ Bầu, Làm Thế Nào Để Không Tăng Nhiều Cân Mà Con Vẫn Khỏe?


Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng sẽ đặt ra câu hỏi như: Mang thai các mẹ tăng bao nhiêu cân là đủ? Mang thai tăng cân ít có sao không các mẹ? Hay có mẹ bầu nào tăng cân giống em không? Vậy mẹ bầu nên ăn uống như thế nào, để không lên cân nhiều mà vẫn đủ chất dinh dưỡng nuôi con, để con phát triển tốt?

Quá trình mang thai, mẹ bầu tăng cân nhiều, thì em bé cũng có thể có cân nặng vượt chuẩn, dẫn đến tình trạng bị béo phì, tiểu đường, và gây khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh nở, và thận chí mẹ phải dùng biện pháp sinh mổ. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều, quá trình sau sinh sẽ rất vất vả trong việc giảm cân.

[​IMG]

Theo một số nghiên cứu cho thấy, mỗi một mẹ bầu chỉ lên tăng từ 9 - 12kg là đủ. Mẹ bầu sẽ trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ, và thai nhi cũng cần chất dinh dưỡng khác nhau ở 3 giai đoạn đó. Mẹ bầu có số cân tăng chuẩn như sau: Tháng đầu nên tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg, 3 tháng cuối tăng 6kg.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu

Ở giai đoạn này, cơ thể của người mẹ cần bổ sung nhiều axit folic, protein, sắt, canxi. Ở gia đoạn này nhiều mẹ ốm nghén không ăn được, hoặc ăn được thì cũng rất ít. Vì vậy ở giai đoạn này mẹ bầu cũng không nên có gắng ăn nhiều trong 1 bữa, như vậy sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy stress, mệt mỏi. Hãy chia các bữa ăn làm nhiều bữa ăn nhỏ, nếu không ăn được thì mẹ hãy cố gắng uống 1 ly sữa và ăn thêm hoa quả để đảm bảo mẹ và con vẫn có sức khỏe tốt.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa

Sang giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cảm thấy khá hơn, nhu cầu ăn uống có vẻ sẽ tăng lên để bù cho giai đoạn 3 tháng đầu. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu phát triển mạnh và cần được cung cấp nhiều dưỡng chất, dinh dưỡng. Do đó ở giai đoạn này mẹ bầu nên ăn nhiều hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu.

Mẹ bầu nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm: Vì như vậy sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt, mà mẹ bầu cũng không bị lên cân nhanh và quá nhiều. Ở giai đoạn này, nếu thiếu chất đạm khiến cho thai nhi bị dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chế độ ăn giàu đạm như thịt bò, cá, tôm, cua.. và ăn thêm nhiều rau, củ, quả (ít đường).

Mẹ bầu nên ăn vừa đủ đường và tinh bột. Có mẹ nghĩ khi có bầu, ăn càng nhiều càng tốt, tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn nhiều đường và tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị lên cân nhanh, béo phì mà chưa chắc con đã to. Nhiều mẹ bầu thay việc ăn cơm bằng việc ăn hoa quả, nhưng mẹ bầu nhớ chọn những loại hoa quả nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế ăn những loại hoa quả có quá nhiều đường. Vì như vậy mẹ bầu cũng sẽ dễ bị tiểu đường. Có mẹ chia sẻ: "Trước cứ đói là ăn cơm nhưng giờ thay cơm bằng ăn khoai lang, ngô hoặc các loại đậu... uống thêm sữa, trái cây, uống nhiều nước". Đây là kinh nghiệm hay để cho mẹ bầu học hỏi.

Có nhiều mẹ có câu hỏi rằng, trong thời gian mang bầu mà không uống được sữa bà bầu thì phải làm sao? Điều đó không đáng lo ngại các mẹ nhé. Vì nếu không uống được sữa bà bầu thì các mẹ có thể uống bằng sữa tươi không đường, tách béo. Nhiều mẹ uống quá nhiều sữa bầu, với mong muốn sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên uống quá nhiều cũng không tốt mẹ bầu nhé. Vì trong sữa bầu cũng có nhiều đường, nếu uống quá nhiều có thể gây nên tiểu đường hoặc tăng cân quá nhiều cho mẹ bầu. Ngoài ra các mẹ bầu có thể bổ sung thêm pho mai, sữa chua tốt cho đường tiêu hóa mẹ bầu nhé.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối

Mẹ bầu vẫn ăn uống và bổ sung các dưỡng chất như giai đoạn 2, nhưng bổ sung protein nhiều hơn từ 40-60g mỗi ngày để hạn chế được chân tay không bị phù lề.

Ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, thì mẹ bầu cũng không nên ăn bánh kẹo nhiều, vì nếu ăn bánh kẹo nhiều thì mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh và có nguy cơ bị tiểu đường rất cao. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

1 nhận xét:

  1. Trong quả nho chứa từ 10 - 33% đường bao gồm fructose và glucose, từ 65 - 85% là nước. Bên cạnh đó còn rất nhiều thành phần tốt khác như các vitamin B1, B2, B12, B6, magie, canxi, acid galic, sắt, acid folic... Trong hạt nho có chứa nhiều chất dầu béo, hợp chất tanin, lecithin... Còn bên trong vỏ nho có thể tìm được các hợp chất tanin và dầu cần thiết.
    Tốt cho xương: trong nho khô có chứa nhiều chất sắt và canxi rất có lợi cho sự phát triển xương ở thai nhi.
    Tốt cho thị lực: nguồn dinh dưỡng trong nho khô giúp thị lực của thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh có liên quan đến mắt

    Nguồn https://congtymethi.vn/tin-tuc/gia-nho-kho-bao-nhieu-1kg-la-chat-luong-nhat-506.html

    Trả lờiXóa