Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

12 thay đổi của cơ thể khi mang thai

Những dấu hiệu như buồn nôn, thèm ăn, tóc dày hơn hoặc mỏng hơn, thân nhiệt tăng... chính là những thay đổi của cơ thế chị em trong quá trình mang thai.

1. Da vùng ngực sẫm màu

Vùng da ngực, nhất là hai đầu vú trở nên sẫm, tối màu hơn. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ngay khi bạn mang thai.

Nhiều người tin rằng vùng da ngực sẫm màu có liên quan tới việc xác định giới tính thai nhi, chẳng hạn vùng da này càng tối màu chứng tỏ bạn sẽ sinh bé trai. Tuy nhiên đây là những quan điểm không chính xác vì nó không dựa trên bất kỳ căn cứ khoa học nào.

Những vùng da ngực sẫm màu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh một cách tự nhiên mà không cần bạn phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

[​IMG]

2. Cảm giác thèm ăn

Nhiều phụ nữ khi mới mang thai trở nên thích ăn hơn, nhất là với một số món đặc biệt nào đó. Một số bà bầu thèm ăn bánh kẹo ngọt, dưa, táo, trứng, thịt, sữa… trong khi một số ít khác có sở thích quái lạ hơn, họ thích cả những thứ không phải là thực phẩm như đất, gỗ…

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai đồng thời đó cũng là cách cơ thể bạn đòi hỏi bổ sung thêm các loại dưỡng chất để nuôi em bé.

Chứng thèm ăn có thể chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu mang thai hoặc trong suốt hành trình thai nghén nhưng nó sẽ tự mất đi sau khi bạn sinh nở. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bà mẹ và em bé, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.

3. Hay khóc hơn

Nhiều phụ nữ trong thời gian đầu mang thai trở nên nhạy cảm hơn, họ khóc vì nhiều lý do không rõ ràng, kể cả lúc đang xem quảng cáo trên tivi hay ngồi đọc sách…

Sở dĩ có sự thay đổi về tâm lý như vậy là do cơ thể thay đổi hormone trong khi mang thai. Thêm vào đó là những căng thẳng, lo lắng, những triệu chứng khó chịu thường thấy khi bầu bí như đau lưng, ốm nghén, tiểu rắt, táo bón…

Sự xáo trộn hormone trong cơ thể bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh em bé. Bạn cũng nên tăng cường các hoạt động vui chơi, thư giãn, trò chuyện trong thời gian mang thai để phòng tránh stress và giữ tinh thần thoải mái.

4. Thân nhiệt tăng

Đến quý thứ II của thai kỳ, đôi khi bạn cảm nhận thấy cơ thể đột nhiên nóng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ bỗng ửng đỏ dù bạn không làm gì cả.

Đây là vấn đề hoàn toàn bính thường và bạn không có gì cần phải lo lắng cả. Bởi sự lưu thông các mạch máu trong cơ thể bạn tăng nhanh khiến má bạn ửng hồng. Khi ấy, tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh mẽ hơn.

Đây là hiện tượng thay đổi thân nhiệt một cách bình thường. Vì vậy, làn da của bạn sẽ trở về tự nhiên sau đó ít phút.

5. Những vệt da sậm màu phía bụng dưới

Một số thai phụ xuất hiện những vệt da sậm màu ở phía bụng dưới trong khi một số khác thì không. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những vệt da sậm màu này là kết quả của sự thiếu hụt axit folic của phụ nữ suốt thời kỳ thai nghén.

Bạn nên chú ý chế độ ăn đầy đủ ngũ cốc, các loại rau sậm màu hoặc uống bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những vệt da sậm màu này sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh một vài tháng.

6. Tóc dày hoặc mỏng hơn

Tóc bạn có thể trở nên dày và bóng mượt hoặc mỏng và bị rụng nhiều hơn khi mang bầu. Đó là do thay đổi hormone HCG (chất nội tiết thai nghén) trong cơ thể khiến tóc của các bà bầu trở nên dày hoặc mỏng hơn.

Trong thời gian này, các bà bầu nên chú ý chăm sóc tóc, hạn chế việc nhuộm, ép, uốn tóc… vừa khiến tóc bạn xấu đi vừa không tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nếu tóc bạn rụng nhiều, bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc tóc thường xuyên là được.

7. Ốm nghén

Những cơn nôn ọe chắc chắn là điều chẳng mẹ nào mong thế nhưng đây lại là cảm giác thường xuyên với những mẹ bầu 3 tháng đầu. Ốm nghén thường dị ứng với mùi vị, đây là cách để cơ thể ngăn chặn những chất nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng được cho là khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, buồn nôn. Để hạn chế ốm nghén, chị em có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, ăn bánh quy giòn, uống trà gừng…

8. Trí nhớ suy giảm

Bạn trở nên hay quên hơn, từ những cuộc hẹn quan trọng đến cả số điện thoại, chìa khóa nhà… Nguyên nhân là do lượng oestrgen và progesterone có liên quan đến chức năng ghi nhớ trong cơ thể bạn sụt giảm.

Để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ này ở mẹ bầu, bạn nên viết ra giấy những công việc bạn phải hoàn thành trong một ngày và dựa vào đó để thực hiện, bạn sẽ tránh được tình trạng nhớ việc này, quên việc kia. Chứng suy giảm trí nhớ khi mang thai là hoàn toàn bình thường, bạn không nên quá lo lắng.

9. Chảy máu nướu răng

Sự gia tăng lưu lượng máu của cơ thể giúp di chuyển máu và chất dinh dưỡng đến cổ tử cung và nó gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng , nướu răng. Bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn điều này khi đánh răng vào mỗi buổi sáng. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở.

Để giảm nguy cơ chảy máu nướu răng, mẹ nên chọn chiếc bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng.

10. Ngón chân sưng phù

Những ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái sưng phù và to hơn ngày thường. Tình trạng này do rất nhiều yếu tố gây ra. Đó có thể là chứng sưng phù bình thường ở thai phụ, có thể do bạn tăng cân quá nhanh khiến các ngón chân cũng trở nên “béo” hơn hoặc do các dây chằng (nối cơ và xương) bị dãn và khiến ngón chân bạn phình to hơn.

Bạn không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bạn sinh em bé.

11. Đau lưng, đau hông

Khi mang thai, xương chậu và các dây chằng của mẹ sẽ bị lới lỏng đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến chị em bầu dễ dàng bị đau lưng, đau hông. Càng về cuối thai kỳ, những triệu chứng này càng trở lên nặng nề hơn và mẹ cần chú ý đến việc đi lại để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để giảm triệu chứng đau lưng, hông, mẹ cũng nên hạn chế đi giày cao gót hoặc giầy đế bệt. Loại giày phù hợp nhất cho sản phụ là 3-4 phân.

12. Đi tiểu thường xuyên

Thường xuyên đi nhà vệ sinh là điều phổ biến ở các bà bầu, bởi khi bầu bí, áp lực của thai nhi lên bàng quang, niệu đạo và cơ xương chậu sẽ khiến họ có cảm giác buồn tiểu cả ngày.

Không chỉ đi tiểu thường xuyên, mỗi khi ho hoặc làm việc nặng, bạn cũng dễ bị són tiểu.

Thảo luận tại diễn đàn: Những dấu hiệu như buồn nôn, thèm ăn, tóc dày hơn hoặc mỏng hơn, thân nhiệt tăng... chính là những thay đổi của cơ thế chị em trong quá trình mang thai.

1. Da vùng ngực sẫm màu

Vùng da ngực, nhất là hai đầu vú trở nên sẫm, tối màu hơn. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ngay khi bạn mang thai.

Nhiều người tin rằng vùng da ngực sẫm màu có liên quan tới việc xác định giới tính thai nhi, chẳng hạn vùng da này càng tối màu chứng tỏ bạn sẽ sinh bé trai. Tuy nhiên đây là những quan điểm không chính xác vì nó không dựa trên bất kỳ căn cứ khoa học nào.

Những vùng da ngực sẫm màu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh một cách tự nhiên mà không cần bạn phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.

[​IMG]

2. Cảm giác thèm ăn

Nhiều phụ nữ khi mới mang thai trở nên thích ăn hơn, nhất là với một số món đặc biệt nào đó. Một số bà bầu thèm ăn bánh kẹo ngọt, dưa, táo, trứng, thịt, sữa… trong khi một số ít khác có sở thích quái lạ hơn, họ thích cả những thứ không phải là thực phẩm như đất, gỗ…

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai đồng thời đó cũng là cách cơ thể bạn đòi hỏi bổ sung thêm các loại dưỡng chất để nuôi em bé.

Chứng thèm ăn có thể chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu mang thai hoặc trong suốt hành trình thai nghén nhưng nó sẽ tự mất đi sau khi bạn sinh nở. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bà mẹ và em bé, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.

3. Hay khóc hơn

Nhiều phụ nữ trong thời gian đầu mang thai trở nên nhạy cảm hơn, họ khóc vì nhiều lý do không rõ ràng, kể cả lúc đang xem quảng cáo trên tivi hay ngồi đọc sách…

Sở dĩ có sự thay đổi về tâm lý như vậy là do cơ thể thay đổi hormone trong khi mang thai. Thêm vào đó là những căng thẳng, lo lắng, những triệu chứng khó chịu thường thấy khi bầu bí như đau lưng, ốm nghén, tiểu rắt, táo bón…

Sự xáo trộn hormone trong cơ thể bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh em bé. Bạn cũng nên tăng cường các hoạt động vui chơi, thư giãn, trò chuyện trong thời gian mang thai để phòng tránh stress và giữ tinh thần thoải mái.

4. Thân nhiệt tăng

Đến quý thứ II của thai kỳ, đôi khi bạn cảm nhận thấy cơ thể đột nhiên nóng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ bỗng ửng đỏ dù bạn không làm gì cả.

Đây là vấn đề hoàn toàn bính thường và bạn không có gì cần phải lo lắng cả. Bởi sự lưu thông các mạch máu trong cơ thể bạn tăng nhanh khiến má bạn ửng hồng. Khi ấy, tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh mẽ hơn.

Đây là hiện tượng thay đổi thân nhiệt một cách bình thường. Vì vậy, làn da của bạn sẽ trở về tự nhiên sau đó ít phút.

5. Những vệt da sậm màu phía bụng dưới

Một số thai phụ xuất hiện những vệt da sậm màu ở phía bụng dưới trong khi một số khác thì không. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những vệt da sậm màu này là kết quả của sự thiếu hụt axit folic của phụ nữ suốt thời kỳ thai nghén.

Bạn nên chú ý chế độ ăn đầy đủ ngũ cốc, các loại rau sậm màu hoặc uống bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những vệt da sậm màu này sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh một vài tháng.

6. Tóc dày hoặc mỏng hơn

Tóc bạn có thể trở nên dày và bóng mượt hoặc mỏng và bị rụng nhiều hơn khi mang bầu. Đó là do thay đổi hormone HCG (chất nội tiết thai nghén) trong cơ thể khiến tóc của các bà bầu trở nên dày hoặc mỏng hơn.

Trong thời gian này, các bà bầu nên chú ý chăm sóc tóc, hạn chế việc nhuộm, ép, uốn tóc… vừa khiến tóc bạn xấu đi vừa không tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nếu tóc bạn rụng nhiều, bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc tóc thường xuyên là được.

7. Ốm nghén

Những cơn nôn ọe chắc chắn là điều chẳng mẹ nào mong thế nhưng đây lại là cảm giác thường xuyên với những mẹ bầu 3 tháng đầu. Ốm nghén thường dị ứng với mùi vị, đây là cách để cơ thể ngăn chặn những chất nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng được cho là khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, buồn nôn. Để hạn chế ốm nghén, chị em có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, ăn bánh quy giòn, uống trà gừng…

8. Trí nhớ suy giảm

Bạn trở nên hay quên hơn, từ những cuộc hẹn quan trọng đến cả số điện thoại, chìa khóa nhà… Nguyên nhân là do lượng oestrgen và progesterone có liên quan đến chức năng ghi nhớ trong cơ thể bạn sụt giảm.

Để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ này ở mẹ bầu, bạn nên viết ra giấy những công việc bạn phải hoàn thành trong một ngày và dựa vào đó để thực hiện, bạn sẽ tránh được tình trạng nhớ việc này, quên việc kia. Chứng suy giảm trí nhớ khi mang thai là hoàn toàn bình thường, bạn không nên quá lo lắng.

9. Chảy máu nướu răng

Sự gia tăng lưu lượng máu của cơ thể giúp di chuyển máu và chất dinh dưỡng đến cổ tử cung và nó gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng , nướu răng. Bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn điều này khi đánh răng vào mỗi buổi sáng. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở.

Để giảm nguy cơ chảy máu nướu răng, mẹ nên chọn chiếc bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng.

10. Ngón chân sưng phù

Những ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái sưng phù và to hơn ngày thường. Tình trạng này do rất nhiều yếu tố gây ra. Đó có thể là chứng sưng phù bình thường ở thai phụ, có thể do bạn tăng cân quá nhanh khiến các ngón chân cũng trở nên “béo” hơn hoặc do các dây chằng (nối cơ và xương) bị dãn và khiến ngón chân bạn phình to hơn.

Bạn không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bạn sinh em bé.

11. Đau lưng, đau hông

Khi mang thai, xương chậu và các dây chằng của mẹ sẽ bị lới lỏng đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến chị em bầu dễ dàng bị đau lưng, đau hông. Càng về cuối thai kỳ, những triệu chứng này càng trở lên nặng nề hơn và mẹ cần chú ý đến việc đi lại để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để giảm triệu chứng đau lưng, hông, mẹ cũng nên hạn chế đi giày cao gót hoặc giầy đế bệt. Loại giày phù hợp nhất cho sản phụ là 3-4 phân.

12. Đi tiểu thường xuyên

Thường xuyên đi nhà vệ sinh là điều phổ biến ở các bà bầu, bởi khi bầu bí, áp lực của thai nhi lên bàng quang, niệu đạo và cơ xương chậu sẽ khiến họ có cảm giác buồn tiểu cả ngày.

Không chỉ đi tiểu thường xuyên, mỗi khi ho hoặc làm việc nặng, bạn cũng dễ bị són tiểu.


Thảo luận tại diễn đàn: 12 thay đổi của cơ thể khi mang th

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Làm mẹ chủ động

Để chuẩn bị làm mẹ, bạn có thể đương đầu với một số khó khăn như: chuẩn bị làm mẹ như thế nào? Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe khi mang thai?… Dưới đây là một số chỉ dẫn mà bạn cần lưu ý trong quá trình mang thai.
Chế độ dinh dưỡng
Từ khi thụ thai đến khi sinh nở, mẹ bé cần tăng từ 9 – 14kg, có vậy mới đảm bảo sức khỏe, giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí tuệ của bé. Khi có thai mẹ bé cần ăn nhiều hơn trước, ăn cả cho trẻ nữa mà! Đừng nên ăn kiêng khem. Nếu mẹ bé ăn uống không tốt, việc mang thai, sinh đẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con, bé sinh ra bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.Dinh dưỡng tốt không nhất thiết phải tốn nhiều tiền, quan trọng là đủ các chất cần thiết, đó là:
Chất đạm: cần cho sự sinh trưởng. Chất đạm có trong thịt, cá, cua, tôm, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, các loại đỗ, lạc…
Chất bột: chất cung cấp năng lượng cho cơ thể như: gạo, ngô, khoai, bánh mì…
Chất béo như: mỡ động vật, dầu thực vật, đậu nành, lạc vừng, sữa, bơ…
Vitamin và chất khoáng là những chất tăng sức đề kháng cho cơ thể như: các vitamin có trong các loại rau xanh, hao quả tươi, canxi có trong cá nhỏ kho nhừ cả xương, xương, sữa, sắt có trong gan, thịt bò, bí đỏ, rau có màu xanh thẫm, kẽm có trong các thực phẩm là hải sản như: hàu, tôm, cua biển, thịt lợn, thịt bò, thịt dê…
– Nước cũng rất quan trọng. Mẹ bé mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít (tính cả nước canh, nước hoa quả).
Vệ sinh thân thể
Do sự thay đổi sinh lý đặc thù trong thời gian mang thai, nên khi mang thai các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, biểu hiện qua hiện tượng hay ra mồ hôi, hoặc ra mồ hôi nhiều. Đồng thời do mức độ hoóc-môn sinh dục tăng cao nên các dịch tiết âm đạo cũng tiết ra cũng tăng. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách: tích cực tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Nên mặc quần áo thoáng, mát đi giày dép thấp.
Chú ý: để tránh nhiễm ngược dòng cho mẹ bé và đảm bảo vệ sinh thân thể, mẹ bé nên sử dụng nước sạch để tắm rửa, nên tắm xối nước, không nên tắm ở bồn, nhiệt độ nước vừa phải, thời gian vừa phải, tránh để nhiệt độ cao, thời gian dài, tắm trong phòng kín gió, tránh tắm trong buồng tắm đóng kín không có quạt thông gió) thì sẽ thiếu oxy.
Tạo điều kiện cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này, mẹ bé nên chú ý chăm sóc vú từ khi có thai bằng cách khi tắm rửa hàng ngày nên lau đầu vú nhẹ nhàng bằng nước ấm, khi rửa không được dùng xà phòng (gây khô da, nứt nẻ đầu vú), cũng không được dùng cồn, nên dùng sữa tắm. Một số ít bà mẹ có núm vú dẹp hoặc thụt vào bên trong sẽ gây trở ngại cho bé khi bú. Từ tuần mang thai thứ 17 trở đi, mẹ bé cần kéo nhẹ nhàng núm vú ra ngoài bằng cách: dùng ngón tay trỏ và ngón cái kẹp lấy đầu vú rồi nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Làm như vậy khoảng 10 phút mỗi ngày. Nếu làm cách đó không có kết quả, thì dùng bộ hút đầu vú để hút núm vú ra, mỗi ngày nên kiên trì vài lần.
Hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp
Khi mang thai mẹ bé cần nghỉ ngơi nhều hơn bình thường. Mỗi ngày mẹ bé hãy ngủ trưa 1 tiếng, tối ngủ 8 – 10 tiếng và nên mằm nghiêng sang trái. Khi mang thai mẹ bé nên duy trì hoặc them gia một số hoạt động thể dục, thể thao vừa phải sẽ rất có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Một số môn thể thao vừa sức mà mẹ và bé có thể duy trì hoặc tham gia tùy theo từng thời điểm và tình trạng sức khỏe của thai nhi như: đi bộ, thái cực quyền, đi xe đạp, đánh bóng bàn, cầu lông, chạy chậm… Cần chú ý là khi cảm thấy hơi mệt thì cần phải dừng ngay. Những hoạt động thể dục thể thao vừa phải có thể làm cho thân thể mẹ bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật, làm cho chức năng của phổi được tăng cường, đồng thời có thể điều tiết hệ thống thần kinh, giúp tiêu hóa tốt, thúc đẩy lưu thông máu ở phần bụng và chi dưới, làm giảm trạng thái dồn ép khiến mỏi mệt hoặc phù, ngăn ngừa vị trí thai nhi lệch và đẻ khó. Đồng thời do thường xuyên hoạt động ngoài trời, nên hít thở được không khí trong lành, tiếp nhận đầy đủ tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời (buổi sáng), giúp cho cơ thể hấp thu canxi tránh bệnh loãng xương và giúp cho bộ xương của thai nhi phát triển tốt.
Mẹ bé cần lao động hợp sức với khối lượng vừa phải sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tuần hoàn máu lưu thông, tăng cường hô hấp và thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, việc lao động vừa sức giúp mẹ của bé đẻ dễ hơn.
[​IMG]
Những hoạt động thể dục thể thao vừa phải có thể làm cho thân thể mẹ bé khỏe mạnh
Mẹ bé cần tránh làm việc gắng sức, mang nặng hoặc nâng vật nặng, đi bộ nhiều tiếng đồng hồ hoặc làm việc cả ngày vất vả, không nên làm việc ca đêm, không ngâm mình dưới nước (làm đồng, đánh bắt thủy sản…), không làm việc ở những nơi độc hại như: tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu, chất phóng xạ…
Một số dấu hiệu bất thường, nguy hiểm khi mang thai
Đa số các bà mẹ mang thai và sinh nở an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai đôi khi có một số bất thường xảy ra. Nếu mẹ bé thấy mình có một trong những dấu hiệu sau cần đến cơ sở y tế ngay:
– Buồn nôn và nôn nặng, không ăn uống được gì.
– Ra máu âm đạo bất thường.
– Đau bụng nhiều.
– Mất các dấu hiệu thai nghén.
– Không tăng cân sau tháng thứ 4.
– Không thấy thai máy sau tháng thứ 4.
– Da rất xanh, nhợt nhạt ở lợi, móng tay trắng nhợt. Thường xuyên mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực.
– Chất dịch âm đạo hôi, âm hộ ngứa nhiều.
– Phù to ở chân, tay, mặt hoặc phù toàn thân.
– Sốt cao.
– Sâu răng, viêm lợi.
– Đau bụng kèm theo ra máu.
– Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, cảm giác ruồi bay trước mắt.
– Tăng cân quá nhiều.
[​IMG]
làm mẹ
Chọn nơi sinh
Nơi sinh đẻ tốt nhất là bệnh viện sản khoa, khoa sản của các bệnh viện đa khoa, khoa ngoại sản của các trung tâm y tế, nhà hộ sinh, các trạm y tế xã. Bởi những nơi này có bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh có kỹ thuật tay nghề cao, được đào tạo chính quy, có thuốc men, dụng cụ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết đồng thời nhân viên y tế có thể phát hiện các biến chứng nguy hiểm để kịp thời chuyển sản phụ tới những cơ sở y tế có điều kiện tốt hơn.
Vẫn biết rằng, việc sinh đẻ là tự nhiên, nhưng trên thực tế, sinh đẻ không ở cơ sở y tế là rất nguy hiểm, gây ra đa số các trường hợp tử vong vì trong quá trình chuyển dạ, người sản phụ có thể gặp phải những biến chứng như: suy thai do vỡ ối sớm, thai bị ngạt do chuyển dạ lâu. Băng huyết sau khi đẻ hoặc nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc nhiễm trùng huyết nếu điều kiện vệ sinh không tốt… Bạn thử tưởng tượng xem, nếu bạn bị một trong những biến chứng như trên thì bạn sẽ ra sao?… Do đó tùy thuộc vào tình trạng thai nhi, thể trạng của người mẹ, ngôi thai trước khi sinh qua các kỳ khám thai mà bạn sẽ được các bác sĩ trực tiếp khám và theo dõi trong suốt quá trình mang thai hướng dẫn hoặc chỉ định nơi sinh. Việc này giúp cho bạn sinh “mẹ tròn, con vuông”.
Mời bạn click vào đây để tham gia thảo luận tại diễn đàn LÀM CHA MẸ về chủ đề Làm mẹ chủ động

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Các bất thường về nước ối mẹ bầu cần biết

Nước ối là môi trường quan trọng đóng vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai. Do đó, thể tích và màu sắc nước ối khác lạ hay nói cách khác là bất thường về nước ối sẽ là dấu hiệu cảnh báo mà mẹ cần hết sức chú ý.
Thiểu ối
Khi mới được hình thành, nước ối có thể tích khoảng 50ml và sẽ tăng dần theo tuổi thai tới khoảng 1000ml ở tuần thai thứ 38, sau đó có khuynh hướng giảm còn khoảng 600-800ml vào tuần thứ 40 của thai kỳ hay lúc chuyển dạ và sinh. Thai phụ được xác định là thiếu ối nếu thể tích nước ối dưới 200ml tức là chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu ối trong đó bao gồm vỡ ối sớm khi chưa chuyển dạ. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung. Do đó, ngay khi có dấu hiệu vỡ ối, chị em nên nhập viện để theo dõi. Thiếu ối ở tam cá nguyệt thứ ba thường do mẹ suy dinh dưỡng nên cơ thể không sản xuất đủ nước ối cho thai nhi. Còn nếu thiếu ối xuất hiện sớm ở khoảng tam cá nguyệt thứ hai có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi có bất thường về hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu.
[​IMG]
Nước ối là môi trường sống của thai nhi nên “sức khỏe” của nước ối cũng rất quan trọng
Đa ối
Trong khi có những mẹ bầu bị thiếu ối thì cũng có không ít người lại gặp tình trạng đa ối tức là thể tích nước ối lên đến hơn 2000ml tương đương với chỉ số ối từ 20cm trở lên. Đa thai hoặc thai nhi gặp bất thường trong phát triển hệ thần kinh là những nguyên nhân chính dẫn đến đa ối. Bên cạnh đó,thai phụ mắc bệnh tiểu đườnghoặc thai nhi to, nhau thai bất thường cũng dễ dẫn đến đa ối.
Đa ối làm cho quá trình chuyển dạ và sinh bị kéo dài, dễ dẫn đến suy thai và mẹ bị băng huyết sau sinh. Đặc biệt, thể tích nước ối vượt quá mức tiêu chuẩn sẽ làm tăng nguy cơ vỡ ối đột ngột đe dọa tính mạng của cả mẹ và con. Ở những tình huống ít nguy hiểm hơn, đa ối cũng khiến thai nhi di động nhiều trong tử cung nên dễ bịnhau quấn cổhoặc ngôi thai bất thường.
Nước ối có màu bất thường
Nước ối ban đầu có màu trắng trong sau đó đục dần khi thai nhi ngày càng phát triển. Từ khoảng tuần thai thứ 38 đến ngày sinh, nước ối thường có màu trắng đục như màu nước vo gạo. Bất cứ lý do nào làm nước ối có màu sắc khác lạ đều là dấu hiệu bất ổn cần được thăm khám cẩn thận.
Các bất thường về màu sắc thường gặp ở nước ối bao gồm:
  • Nước ối có màu vàng xanh cho thấy thai nhi có dấu hiệu bị tán huyết hoặc chậm phát triển trong tử cung.
  • Nước ối bẩn hay có màu xanh rêu sệt hoặc lẫn phân xu của bé là dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị suy yếu trầm trọng và đang bị đe dọa tín mạng.
  • Nước ối xanh đục như lẫn mũ và có mùi hôi là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ối, nói cách khác là bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong tử cung…
  • Nước ối có màu đỏ nâu thường đồng nghĩa với việc bé không còn sống trong bụng mẹ hay thai nhi đã bị chết lưu.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Biểu đồ từ mang thai đến ngày sinh nở

Mong ngóng đến ngày sinh là tâm lý phổ biến khi bạn mang thai. Bạn sẽ lập kế hoạch xung quanh ngày dự sinh, coi đó là điểm mốc để bạn hoàn thành các công việc, kế hoạch cho mình và cho bé. Và bạn không phải là người duy nhất quan tâm đến việc đó. Bạn sẽ thấy rất nhiều người, thậm chí cả người lạ, hỏi bạn: “Khi nào sinh bé?”.
Mang thai
ngày sinh
Và trên thực tế, ngày dự sinh là một thởi điểm quan trọng để qua đó bạn kiểm tra xem liệu em bé của mình có phát triển bình thường hay không. Căn cứ vào ngày dự sinh, bạn có thể xác định được những điểm mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé, như khi nào nghe được tim thai, kích thước bụng…
Lấy ví dụ, hầu hết những bà mẹ mang thai lần đầu tiên sẽ cảm nhận được em bé bắt đầu chuyển động từ tuần thứ 16. Đến tuần thứ 20, tử cung thường phát triển gần chạm tới rốn của người mẹ. Những thông số này đảm bảo rằng em bé của bạn đang phát triển bình thường.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra bạn trong từng giai đoạn của thai kỳ, xác định xem bạn đang ở tuần thứ bao nhiêu, khi nào bạn sinh em bé. Nếu những thông tin này trùng khớp với sự phát triển kích thước bụng của bạn, em bé của bạn đang phát triển rất bình thường và sẵn sàng để chào đời trong, hoặc quanh thời điểm dự sinh.
Ngày dự sinh là không chính xác
Bạn nên nhớ rằng ngày dự sinh không phải là ngày em bé của bạn chắc chắn sẽ ra đời. Ngày dự sinh là một ước tính dựa trên độ dài trung bình của thai kỳ đối với những phụ nữ có vòng kinh “trung bình”.
Ngày dự sinh cũng được tính dựa trên lý thuyết rằng việc thụ thai diễn ra trong khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Điều này xảy ra ở một phụ nữ bình thường. Nhưng vẫn có những bà mẹ không tuân theo quy luật thông thường này.
Ngày dự sinh được tính như thế nào
Người ta ước lượng ngày dự sinh bằng cách cộng thêm 40 tuần hay 280 ngày vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Phần lớn các em bé sẽ ra đời trước hoặc sau thời hạn này vài ngày. Và đối với những phụ nữ mang thai con đầu lòng, em bé thường chào đời sau ngày dự sinh.
Nhưng dù chào đời ở tuần thứ 38 hay tuần thứ 42, các em bé vẫn được coi là phát triển đầy đủ. Sự khác biệt 4 tuần này đến từ sự khác biệt trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bởi không phải mọi phụ nữ đều có vòng kinh 28 ngày.
Nếu người mẹ không thể xác định được ngày dự sinh một cách rõ ràng, các bác sỹ sẽ ước lượng khoảng thời gian mà em bé có thể ra đời. Dù người mẹ mong muốn xác định được một thời điểm chính xác, nhưng những đứa bé lại có cơ chế hoạt động riêng của mình, và không thèm quan tâm đến biểu đồ sinh sản cũng như ngày dự sinh. Mang thai không phải là một tiến trình mà chúng ta có thể tự điều khiển được một cách chính xác và khoa học.
Điều quan trọng là bạn phải thật thoải mái cho đến ngày dự sinh. Trên thực tế, việc nuôi nấng một em bé sơ sinh là một sự rèn luyện tốt cho bạn, và em bé sẽ trở thành một phần của cuộc sống của bạn. Và việc có em bé cũng có nghĩa là bạn sẽ thấy cuộc sống không còn dễ dàng kiểm soát và được tự do như trước nữa.
Tính ngày dự sinh
Điền thông tin chi tiết của bạn vào dòng đưới dây để tính ngày dự sinh
Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, xem thêm thông tin
Độ dài một chu kỳ
* Hãy nhớ rằng kết quả này chỉ là ước tính. Em bé của bạn sẽ ra đời khi bé sẵn sàng.
Tham khảo ý kiến bác sỹ để xác định thời gian dự sinh chính xác.
Siêu âm
Hầu hết phụ nữ đang mang thai thường có thói quen siêu âm ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Lần siêu âm đầu tiên thường được thực hiện trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt nếu người mẹ có một số nghi ngờ về thời gian dự sinh hay tuần tuổi của thai nhi. Lần thứ hai được gọi là siêu âm sàng lọc thai kỳ và được thực hiện trong khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ.
Siêu âm sàng lọc và xác định ngày sẽ cho thấy sự trưởng thành của bé, vị trí của nhau thai và sức khỏe của em bé. Nó cũng được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của em bé. Theo dó, nếu kích thước em bé phù hợp với tuần tuổi thai, thì em bé đang phát triển đúng theo ngày dự sinh.
Nếu tôi đã được thụ tinh ống nghiệm
Nếu bạn được thụ thai bằngthụ tinh ống nghiệmhay các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác, thì việc ước tính thời điểm thụ thai sẽ chính xác hơn nhiều. Từ đó, bạn có thể tính ngày dự sinh dễ dàng hơn. Tuy vậy, một vài phụ nữ có vẻ mất nhiều hoặc ít thời gian hơn để “nuôi lớn” em bé của mình. Trong trường hợp người mẹ mang đa thai, khả năng sinh trước ngày dự sinh là lớn hơn. Tương tự như vậy, nếu người mẹ gặp các biến chứng khi mang thai thì dễ có khả năng sinh non.
Trường hợp em bé ra đời trước ngày dự sinh
Những phụ nữ được chẩn đoán bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ hay rối loạn hệ thống tự miễn dịch được khuyến khích sử dụng biện pháp sinh mổ hay kích thích chuyển dạ. Trong trường hợp này, các bác sỹ sẽ cân nhắc nhằm đảm bảo người mẹ đủ sức khỏe để có thể chịu đựng được cuộc phẫu thuật. Nhưng quan trọng hơn, bạn nên chú ý đặc biệt đến những nguy cơ sức khỏe ở bé sinh non.
Khi một em bé phát triển chậm hoặc có thể bị tổn hại do một nguyên nhân gì đó, các bác sỹ thường khuyến khích người mẹ sinh con sớm. Những điều kiện chăm sóc bên ngoài cần được chuẩn bị tốt hơn sao cho em bé cảm thấy như vẫn còn trong bụng mẹ. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng ngày dự sinh như một bản hướng dẫn để ra quyết định và cân nhắc tất cả mọi yếu tố.
Thảo luận tại diễn đàn: Biểu đồ từ mang thai đến ngày sinh nở

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Triệu chứng chuột rút

Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Đối với hầu hết phụ nữ, chuột rút nhẹ không đáng phải bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút có liên quan đến tử cung có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ. Do đó cần có sự kiểm tra định kỳ bởi các y bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.
Những phụ nữ đã từng gặp khó khăn trong việc mang thai hay có tiền sử bị sẩy thai cần phải đặc biệt chú ý. Mang thai luôn là một sự kiện đáng nhớ. Vì vậy hãy luôn duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng, khám thai định kỳ để giúp cho quá trình mang thai của bạn ngày càng trở nên thú vị.
Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai ở thời kỳ đầu thai kỳ
  • Khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
  • Do u nang (Corpus Luteal) hình thành ngay trên buồng trứng và làm trứng rụng trước khi được thụ tinh. U nang này có chức năng quan trọng là sản sinh đủ progesterone để nuôi dưỡng phôi thai trước khi nhau thai hình thành.
Tại sao bà bầu thường nổi mụn?
Bà bầu thường nổi mụn trong quá trình mang thai và việc này hoàn toàn không có mối liên hệ nào với hiện tượng chuột rút. Nguyên nhân là do phôi thai đào sâu vào thành của tử cung. Điều này giải thích vì sao phụ nữ thường nổi mụn khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Những ngày đầu kỳ kinh thường xuất huyết nhiều và liên tục, đi kèm các cơn đau. Sau vài ngày các nốt mụn sẽ mất dần đi.
Ở một số phụ nữ, tử cung không nằm đúng vị trí trong khung xương chậu. Thay vì nằm nghiêng ra phía trước và ngay trên bàng quang, nó lại hướng vào phía trong. Khi tử cung lớn dần thì nó sẽ càng nghiêng vào phía trong hơn, tạo thêm áp lực lên các dây chằng và dây thần kinh.
Cảm giác khi bị chuột rút:
Chuột rút nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt, khi tử cung co bóp tạo cảm giác co giật, nặng nề trong khung xương chậu. Chuột rút cũng có thể bị gây ra do việc đứng một chỗ quá lâu. Khi bạn hắt hơi, ho, hay cười lớn dẫn đến áp lực trong bụng tăng lên đột ngột cũng gây ra chuột rút. Một số cảm giác khi bị chuột rút là nặng nề, khó chịu, đau nhói…
Các y bác sĩ thường căn cứ vào các cơn chuột rút ở thời kỳ đầu mang thai như là một dấu hiệu nhận biết sự tăng kích thước của tử cung. Mặc dù sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu là tương đối chậm, nhưng sự thay đổi nội tiết tố và lượng máu trong vùng xương chậu của mẹ là rất lớn.
Những thay đổi này diễn ra để chuẩn bị cho những tháng tiếp theo. Tử cung là một cơ quan tương đối nhỏ được tạo thành từ các sợi cơ có khả năng co giãn. Khi tử cung tăng kích thước, đi kèm luôn gây ra sự khó chịu cho bà bầu trong đó có hiện tượng chuột rút. Nắm rõ nguyên nhân và hiểu biết về hiện tượng này sẽ giúp ích cho việc chăm sóc cả bà mẹ và thai nhi.
Nên kiểm tra khi nào?
  • Khi quá lo lắng và cần kiểm tra để yên tâm.
  • Khi xuất huyết kinh nguyệt hay nổi mụn không ngừng và ngày càng tăng lên.
  • Đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao và cảm thấy không khỏe.
  • Gặp vấn đề khi tiểu tiện.
  • Khi không có các dấu hiệu điển hình của việc mang thai.
Nên chú ý:
Mặc dù hiện tượng chuột rút hoàn toàn bình thường, nhưng cũng có khả năng đó là dấu hiệu sớm báo hiệu nguy cơ sẩy thai. Trong vài trường hợp, khi các dấu hiệu này đã rõ ràng thì khả năng sẩy thai là rất cao. Ước tính trong 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì có một ca bị sẩy. Nguyên nhân có thể do sự đột biến nhiễm sắc thể, hoặc do trứng thụ tinh không nằm đúng trong tử cung mà lại nằm ở đâu đó trong khung xương chậu. Ống dẫn trứng nhỏ và không co giãn như tử cung, do đó chỉ chứa được các trứng nhỏ. Vì vậy có trường hợp các trứng to bị rơi ra ngoài gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung.
Hiện tượng thai ngoài tử cung
Đây là một trường hợp nghiêm trọng và có khả năng dẫn đến tử vong. Các phôi thai phải nhanh chóng được loại bỏ cùng với một phần hoặc nguyên ống dẫn trứng. Đôi khi ống dẫn trứng đứt trước khi được phẫu thuật, dẫn đến các biến chứng như sốc, xuất huyết hay nhiễm trùng. Phụ nữ từng có tiền sử phẫu thuật trên một hoặc cả hai ống dẫn trứng sẽ gặp khó khăn khi thụ thai. Do đó, mục tiêu quan trọng của phẫu thuật là giữ lại càng nhiều càng tốt phần ống dẫn khỏe mạnh đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ. Đây chính là lý do vì sao cần có sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia ngay khi bắt đầu nghi ngờ có hiện tượng thai ngoài tử cung.
Triệu chứng thai ngoài tử cung:
  • Đau bụng dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Xuất huyệt âm đạo và nổi mụn.
  • Bụng sưng to, chướng và đầy hơi.
  • Đau phần đầu của vai hoặc lan tỏa đến vai. Đây là dấu hiệu của máu tụ nhiều ở bụng và bên dưới cơ hoành.
  • Đau ở phần dưới của lưng.
  • Chóng mặt, hoa mắt.
Các nguyên nhân khác gây chuột rút khi mang thai:
  • Viêm ruột thừa.
  • Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang.
  • Chứng ợ hay khó tiêu.
  • Nhiễm trùng đường dẫn nước tiểu hoặc nhiễm trùng thận.
  • Viêm tụy.
  • Táo bón.
  • Đau dây chằng tròn, thỉnh thoảng đau nhói phía trong bụng.
  • Quan hệ tình dục làm các tĩnh mạch của xương chậu bị căng và tổn thương. Cực khoái làm cho tử cung co bóp trong một khoảng thời gian ngắn gây khó chịu ở bà bầu.
Khi nào hết chuột rút?
Cho đến khi tử cung tăng kích thước và được nâng đỡ bởi các xương trong khung xương chậu thì hiện tượng chuột rút sẽ giảm bớt. Lúc này, các dây chằng và cơ phần nào được giải thoát khỏi nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.
Làm giảm nguy cơ chuột rút khi mang thai bằng cách nào?
  • Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm thường xuyên. Vận động nhẹ bằng cách đi bộ hoặc kéo căng cơ bắp mỗi ngày.
  • Tắm nước ấm, mặc quần áo rộng, thoải mái, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng.
  • Nên đi tiểu tiện thường xuyên để tránh việc bàng quang bị căng đầy gây co thắt tử cung.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và các loại rau để tránh bị táo bón. Không nên ăn nhiều bánh mì, gạo và mì ý.
  • Ngồi hoặc nằm thư giãn và tập các bài hít thở sâu.
  • Khi ngồi nên đảm bảo chân có kệ đỡ để máu có thể dễ dàng lưu thông.
Chú ý: bất cứ khi nào bạn cảm nhận được hiện tượng chuột rút trong kỳ đầu mang thai, hãy đến ngay các trung tâm y tế có kinh nghiệm để có thể được kiểm tra kỹ lưỡng.
Thảo luận tại diễn đàn: Triệu chứng chuột rút