Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Khi Nào Bà Bầu Nên Uống Canxi Và Sắt

Mẹ bầu sẽ cần bổ sung những dưỡng chất ở từng giai đoạn khác nhau. Nếu như ở giai đoạn đầu của thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung axit folic, thì đến giai đoạn 2 của chu kỳ mẹ bầu cần bổ sung sắt, và giai đoạn 3 của thai kỳ thì cần bổ sung canxi. Vậykhi nào thì uống sắt, canxi? Lưu ý gì khi bổ sung sắt, canxi? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ những vấn đề mà mẹ bầu đang thắc mắc, đang quan tâm nhé.

Phụ nữ khi mang thai thì nhu cầu về sắt sẽ cao hơn người bình thường. Do vậy nếu không cung cấp đủ sắt, thì sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu máu làm hoa mắt, chóng mặt và sẽ ảnh hưởng đến qúa trình phát triển của thai nhi.

[​IMG]

- Khi bắt đầu mang thai nhu cầu sắt của cơ thể bạn sẽ tăng nên gấp đôi. Mỗi ngày bà bầu cần được cung cấp từ 27mg - 60mg sắt mỗi ngày tùy thuộc và cơ thể của mỗi mẹ bầu. Nếu bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, da xanh, móng tay dễ gãy, hơi thở hổn hển hay cảm thấy mệt mỏi... thì có khả năng bạn đang thiếu máu. Trong trường hợp này bác sĩ cần làm một số xét nghiệm về máu để cho kết quả chính xác. Vì vậy nhiều trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt ở ngay giai đoạn đầu thai kỳ. Nhưng với một số mẹ bầu có lượng hồng cầu vừa đủ, thì sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt vào giữa hoặc cuối thai kỳ.

- 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi có nhu cầu cao về sắt. Vì vậy để thai nhi phát triển tốt, bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, với những dinh dưỡng giàu chất sắt.

- Việc bổ sung sắt trong suốt qúa trình thai kỳ rất tốt cho mẹ bầu và em bé. Tuy nhiên không phải cứ uống càng nhiều càng tốt. Vì nếu thừa sắt, gan sẽ hoạt động kém. Khi thừa sắt, mẹ bầu có thể sẽ bị tiểu đường, mệt mỏi, căng thẳng, sẽ làm gia tăng tỷ lệ sinh non, và có thể bé sẽ bị nhẹ cân...

- Vậy mẹ bầu sẽ thắc mắc: Em bị thiếu sắt thì nên ăn gì? Hay bổ sung sắt khi mang thai như thế nào? Bạn có thể bổ sung sắt qua một số thực phẩm hàng ngày như: Rau muống, rau ngót, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc, các loại thịt đặt biệt là thịt bò... hay có thể uống thêm viên sắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Để phòng tránh thiếu máu thì bà bầu có thể uống thêm vitamin c. Vì vitamin c giúp cơ thể hấp thụ chất sắt trong thực phẩm mà bà bầu ăn hàng ngày.

- Không nên uống sắt với canxi hoặc sữa cùng 1 lúc, vì làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Uống sắt trước 1h rồi mới nên uống sữa hoặc uống canxi.

- Tác dụng phụ của việc uống sắt có thể khiến bạn buồn nôn, bị táo bón, tiêu chảy... Vì vậy bạn nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả hàng ngày. Khi uống sắt, nếu có bất cứ gì thay đổi hay khó chịu của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 

Cũng giống như sắt, nhu cầu canxi ở người phụ nữ mang thai sẽ khác nhau ở từng giai đoạn mang thai. Sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, do canxi là thành phần chính tạo nên hệ xương và răng của thai nhi. Nên canxi rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu lượng canxi không được cung cấp đầy đủ cho em bé trong bụng, lúc này em bé sẽ lấy canxi từ người mẹ để phục vụ cho quá trình phát triển của mình. Như vậy người mẹ sẽ có nguy cơ bị loãng xương và có thể sẽ mắc một số bệnh về răng miệng.

- Theo các chuyên gia, thì từ tuần 20 trở đi bà bầu cần là 1500 – 2000 mg canxi mỗi ngày. Vậy bà bầu ăn gì để bổ sung canxi? Bạn có thể bổ sung canxi qua một số thức ăn hàng ngày như: Tôm, cua, ốc, các loại sữa, nước cam, cá ngừ, các loại hạt... hay có thể bổ sung canxi qua đường uống theo sự chỉ định của bác sĩ.

- Không nên dùng quá 500mg canxi mỗi lần và không quá 2500mg canxi mỗi ngày. Vì Nếu bổ sung thừa, canxi sẽ được đào thải qua nc tiểu và như vậy có thể bị sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch.

- Bạn nên uống canxi sau ăn sáng hoặc ăn trưa khoảng 1 giờ. Không nên uống vào trước giờ đi ngủ buổi tối. Vì như vậy sẽ dễ bị sỏi thận hay có thể gây nóng người khó ngủ.

- Bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định với nhiều loại canxi phù hợp với cơ thể như: Nếu bà bầu bị tiền giản giật, thì sẽ được bổ sung canxi chứa muối natri. Bà bầu bị tiểu đường sẽ phải thận trọng với những loại canxi có chứa đường.

- Không bổ sung canxi với một số loại thực phẩm như nước ép hoa quả, dâu tây, trà... vì đó là những thực phẩm có chứa oxalate.

- Một số dấu hiệu có thể cho thấy bạn thiếu canxi đó là: Đau lưng, đau nhức cơ bắp, chuột rút... Nếu bạn thấy bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể, hãy liên lạc ngay với bác sĩ của bạn để được tư vấn, khám chữa bệnh kịp thời bạn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé nhé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm: 
Các mom ơi, khi nào thì cần bổ sung sắt, axit folic, canxi...ạ?
Canxi cần thiết thế nào với phụ nữ mang thai
Khi Nào Uống Sắt Và Canxi Khi Mang Thai?

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Thai 40 Tuần, Những Điều Bạn Nên Biết

Nếu bạn đang ở tuần thai này thì không tránh khỏi câu hỏi: Vì sao thai 40 tuần chưa có dấu hiệu của sắp chuyển dạ? Hay mình có sinh thường được không hay phải sinh mổ? Có mẹ sẽ thường xuyên đi siêu âm hơn vì lo lắng không biết có gì bất thường với con không? Hay có phải sử dụng các biện pháp kích sinh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết được những lo lắng của mình.

[​IMG]

Dưới đây là sự phát triển của thai nhi ở tuần 40

- Thai nhi của bạn lúc này có chiều dài khoảng 50cm và nặng khoảng 2,9 - 3,6kg. Thai nhi giống hoàn toàn một em bé sơ sinh. Xương sọ của thai nhi vẫn mềm để có thể đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ một cách dễ dàng. Bé của bạn có thể thở một cách độc lập khi ra khỏi bụng mẹ. Nếu tuần thai này bạn chưa có dấu hiệu sinh, khi làm các xét nghiệm mà bác sĩ phát hiện ra như lượng nước ối quá thấp... thì có thể bác sĩ sẽ làm những biện pháp để kích sinh cho mẹ. Hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định mổ ngay lập tức.

- Bạn hãy yên tâm rằng, hầu hết các bác sĩ không để bạn quá sinh 2 tuần so với dự kiến sinh. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của 2 mẹ con. Bởi nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ rất cao đặc biệt là với những mẹ sinh mổ.

- Em bé sinh quá ngày so với dự kiến thường rất hay háu ăn. Vì khi còn ở trong bụng mẹ thì nhau thai đã không đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé, nên khi bé được ra ngoài bé sẽ ăn bù vào thời gian mà mình không được ăn đủ. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú ngay sau sinh khi có thể nhé.

- Đối với những bé sinh già tháng, sẽ có xu hướng bị khô da và có móng tay dài. Vì vậy mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn tốt nhất trong việc chăm sóc con nhé.

Sự thay đổi của cơ thể của người mẹ ở tuần 40

- Cơ thể của người mẹ lúc này sẽ rất nặng nề. Lúc này việc đi đứng của bạn sẽ trở nên rất khó khăn. Bàn chân của bạn có thể sưng húp lên và phải đi những đôi dép có kích cỡ to nhất. Ngoài ra bạn còn cảm giác bị tê chân. Da ở bụng, đùi, mông có thể bị căng tức và ngứa ngáy khó chịu.

- Bạn có thể thấy bụng dưới của mình khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên hơn, do em bé của bạn xuống rất thấp, áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa.

- Ở khu vực âm đạo có thể sẽ tiết ra 1 ít dịch kèm máu. Việc này không đáng lo ngại, vì lúc này trong cổ tử cung của bạn có máu và đã bị rò rỉ một ít ra bên ngoài.

- Bạn không dám đi đâu vì lo lắng sẽ bị vỡ ối ở ngoài đường. Bạn đừng lo lắng quá vì điều đó, thời gian này bạn nên đi gần và để yên tâm hơn bạn hãy mang theo mốt số khăn và băng vệ sinh nhé.

- Thời gian này mẹ có thể nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhẹ nhàng. Mẹ có thể ngủ bất cứ khi nào mình thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng không quá sức vì nếu quá sức thì sẽ ảnh hưởng đến việc khi mẹ sinh sẽ bị kiệt sức.

Với mẹ sinh thường sẽ trải qua 3 giai đoạn trong quá trình chuyển dạ đó là: Co giãn cổ tử cung, rặn đẻ, nhau thai bong tróc ra.Dưới đây là một số dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu ở tuần 40 nên biết:

+ Bạn sẽ cảm thấy bị đau lưng hơn.
+ Có nhiều cơn co thắt ở tử cung, ngày càng mạnh và liên tiếp.
+ Âm đạo ra ít dịch nhày và có thể kèm theo 1 ít máu.
+ Vỡ ối

Ngoài ra, nếu bạn thấy một số triệu chứng như: Thai máy ít hoặc máy yếu, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, huyết áp cao... thì cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi.

Mẹ hãy luôn giữ liên lạc với bác sĩ, để bác sĩ lắm rõ được nhịp tim thai và hoạt động của thai nhi, độ co thắt tử cung để đảm bảo rằng con bạn vẫn nhận được đủ ô xy khi con còn trong bụng mẹ. Điều đó đảm bảo rằng sức khỏe của bạn cũng như của em bé vẫn đang rất tốt. Nếu có bất cứ sự thay đổi nào với cơ thể của mẹ, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra bạn nhé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
40 tuần rồi mà chưa sinh
16 lý do thuyết phục mẹ duy trì thai kỳ đủ 40tuần