Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Những Điều Nên Biết Về Việc Sinh Mổ Lần 2

Trong chúng ta ai đã từng làm mẹ cũng sẽ hiểu được sự vất vả từ lúc mang thai đến lúc sinh con.

Nếu lần 1 mang thai các mẹ thường đọc sách, hỏi han mọi người xung quanh về sự tăng trưởng và phát triển thai nhi theo từng mốc, nghiên cứ về các giai đoạn phát triển của bé như: Dạy con theo phương pháp nào, cho con ăn dặm khi nào, khi nào con mọc răng...

Thì với lần mang thai thứ 2 này, những vấn đề đó các mẹ lại không mấy quan tâm nữa, bởi bạn đã hiểu những điều đó ở lần mang thai thứ nhất rồi. Mối quan tâm của bạn khi mang thai lần 2 này là làm sao có thể chăm lo cho 2 đứa con cùng một lúc, tên nào phù hợp cho con, làm thế nào để bé đầu sẽ yêu quý em... Lần mang thai này, bạn sẽ làm theo trực giác mách bảo, mình nên làm gì hơn là những điều trong sách vở ghi chép.

Với các mẹ sinh thường lần 2 thì việc sinh nở sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng với các mẹ sinh mổ lần 2 thì luôn có những câu hỏi như: 

Sinh mổ lần 2 thai bao nhiều tuần là hợp lý? Sinh mổ lần 2, chờ đến khi có dấu hiệu chuyển dạ hay đẻ mổ bắt con trước ngày dự sinh. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình hình vết mổ cũ thế nào, độ dày mỏng của thành tử cung... Việc mổ khi nào, sẽ phụ thuộc vào bác sĩ của bạn, qua những lần thăm khám bs của bạn sẽ là người hiểu rõ vấn đề này.

Có nhiều mẹ lại đặt ra câu hỏi: Lần 1 sinh mổ, lần 2 có thể sinh thường không?Không hẳn sinh mổ lần 1 thì lần 2 cũng phải sinh mổ. Việc sinh thường được hay không còn dựa vào nhiều yếu tố như: khoảng cách sinh nở giữa 2 lần sinh, sức khỏe của mẹ, cân nặng của thai nhi, ngôi thai xuôi (ngược), nước ối...

Vậy thời gian mang thai phù hợp với những mẹ sinh mổ lần đầu là bao lâu? 

- Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ mổ đẻ lần đầu thì sau khoảng 2 năm, các mẹ mới nên tiếp tục có em bé thứ 2. Bởi vết mổ ở tử cung cần thời gian để hoàn toàn bình phục và lúc này sức khỏe của người mẹ cũng được phục hồi.

- Nếu khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn hơn 2 năm (tính từ khi sinh mổ lần 1), thì thai phụ cần phải đi siêu âm sớm, để bác sĩ kiểm tra xem tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo cho lần mang thai thứ 2 này không. Trong lần mang thai thứ 2 này, bạn cần cung cấp cho bác sĩ về tình hình quá trình mổ lần 1 như: Những tai biến nếu có trong lần mổ 1, lý do mổ, thời gian mổ và thời gian nằm viện lần mổ trước, các cuộc phẫu thuật đến tử cung nếu có...

- Nếu mang thai lần đầu tiên bạn đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván, thì lần thai thứ 2 này bạn chỉ cần tiêm 1 mũi vacxin uốn ván nữa là được.

- Bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu ở vết mổ lần 1 như: Ấn vào vết mổ cũ có bị đau không, đau liên tục hay thỉnh thoảng đau... Khi có các dấu hiệu này bạn cần liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn kịp thời.

- Việc khám thai định kỳ, sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dị tật của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ, để có những hướng giải quyết tốt nhất trong quá trình mang thai của bạn. Theo lời khuyên của bác sĩ, dưới đây là những lần siêu âm cần thiết trong suốt quá trình mang thai, đối với cả mẹ sinh thường và sinh mổ mà mẹ bầu cần biết:

+ Lần 1: Sau khi chậm kinh 1 tháng
+ Lần 2: Tuần thứ 11- 12
+ Lần 3: Tuần 15-17
+ Lần 4: Tuần 22- 24
+ Lần 5: Tuần 30-32

+ Từ tuần 36, bạn có thể đến viện để làm các xét nghiệm cần thiết để bổ sung cho hồ sơ sinh. Từ tuần này trở đi, bạn phải đi siêu âm thường xuyên hơn, mỗi tuần 1 lần cho tới khi sinh, để đảm bảo rằng bạn vẫn theo dõi được tình hình sức khỏe của bạn một cách tốt nhất. Trong những tuần này bác sĩ sẽ đánh giá được bạn có cần sinh mổ không hay bạn có thể sinh thường.

Một số lý do bạn nên sinh mổ lần 2:

- Nếu em bé của bạn có cân nặng to hơn so với mức bình thường

- Vị trí thai nhi không thuận lợi trong việc sinh thường

- Mẹ không đủ sức khỏe để sinh thường. Nếu sinh thường sẽ gây mất sức ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và em bé.

- Bạn có thể chọn ngày sinh cho con, nếu bạn muốn sinh con vào thời điểm thuận lợi cho việc nghỉ sinh.

- Bạn được bác sĩ dự đoán là sinh nhiều con như: Sinh 3 hoặc sinh 4 con.

Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Do vậy sẽ có một số rủi ro dưới đây mà các mẹ cần biết khi sinh mổ như:

- Phản ứng phụ từ thuốc gây mê, gây tê

- Bé của bạn có thể bắt buộc bị sinh non, nhẹ cân

- Hệ hô hấp của những trẻ sinh mổ sẽ kém hơn những trẻ sinh thường

- Tăng cường nguy cơ rủi ro cao cho người mẹ.

- Nứt sẹo mổ cũ

- Thai bám vào sẹo mổ cũ

- Nhiễm trùng vết mổ

- Xuất huyết

Với bất cứ trường hợp nào nếu bạn thấy bất thường về sức khỏe. Bạn hãy liên lạc với bác sĩ của bạn để được tư vấn và điều trị bạn nhé.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:


Xin kinh nghiệm các mẹ sinh mổ lần 2 ạ

"sống Sót" Sau Sinh Mổ Lần 2!
Sinh mổ lần 2 thai bao nhiều tuần là hợp lý?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét