Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Làm mẹ chủ động

Để chuẩn bị làm mẹ, bạn có thể đương đầu với một số khó khăn như: chuẩn bị làm mẹ như thế nào? Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe khi mang thai?… Dưới đây là một số chỉ dẫn mà bạn cần lưu ý trong quá trình mang thai.
Chế độ dinh dưỡng
Từ khi thụ thai đến khi sinh nở, mẹ bé cần tăng từ 9 – 14kg, có vậy mới đảm bảo sức khỏe, giảm nguy cơ tai biến, đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí tuệ của bé. Khi có thai mẹ bé cần ăn nhiều hơn trước, ăn cả cho trẻ nữa mà! Đừng nên ăn kiêng khem. Nếu mẹ bé ăn uống không tốt, việc mang thai, sinh đẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con, bé sinh ra bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.Dinh dưỡng tốt không nhất thiết phải tốn nhiều tiền, quan trọng là đủ các chất cần thiết, đó là:
Chất đạm: cần cho sự sinh trưởng. Chất đạm có trong thịt, cá, cua, tôm, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu nành, các loại đỗ, lạc…
Chất bột: chất cung cấp năng lượng cho cơ thể như: gạo, ngô, khoai, bánh mì…
Chất béo như: mỡ động vật, dầu thực vật, đậu nành, lạc vừng, sữa, bơ…
Vitamin và chất khoáng là những chất tăng sức đề kháng cho cơ thể như: các vitamin có trong các loại rau xanh, hao quả tươi, canxi có trong cá nhỏ kho nhừ cả xương, xương, sữa, sắt có trong gan, thịt bò, bí đỏ, rau có màu xanh thẫm, kẽm có trong các thực phẩm là hải sản như: hàu, tôm, cua biển, thịt lợn, thịt bò, thịt dê…
– Nước cũng rất quan trọng. Mẹ bé mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít (tính cả nước canh, nước hoa quả).
Vệ sinh thân thể
Do sự thay đổi sinh lý đặc thù trong thời gian mang thai, nên khi mang thai các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, biểu hiện qua hiện tượng hay ra mồ hôi, hoặc ra mồ hôi nhiều. Đồng thời do mức độ hoóc-môn sinh dục tăng cao nên các dịch tiết âm đạo cũng tiết ra cũng tăng. Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách: tích cực tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Nên mặc quần áo thoáng, mát đi giày dép thấp.
Chú ý: để tránh nhiễm ngược dòng cho mẹ bé và đảm bảo vệ sinh thân thể, mẹ bé nên sử dụng nước sạch để tắm rửa, nên tắm xối nước, không nên tắm ở bồn, nhiệt độ nước vừa phải, thời gian vừa phải, tránh để nhiệt độ cao, thời gian dài, tắm trong phòng kín gió, tránh tắm trong buồng tắm đóng kín không có quạt thông gió) thì sẽ thiếu oxy.
Tạo điều kiện cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này, mẹ bé nên chú ý chăm sóc vú từ khi có thai bằng cách khi tắm rửa hàng ngày nên lau đầu vú nhẹ nhàng bằng nước ấm, khi rửa không được dùng xà phòng (gây khô da, nứt nẻ đầu vú), cũng không được dùng cồn, nên dùng sữa tắm. Một số ít bà mẹ có núm vú dẹp hoặc thụt vào bên trong sẽ gây trở ngại cho bé khi bú. Từ tuần mang thai thứ 17 trở đi, mẹ bé cần kéo nhẹ nhàng núm vú ra ngoài bằng cách: dùng ngón tay trỏ và ngón cái kẹp lấy đầu vú rồi nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Làm như vậy khoảng 10 phút mỗi ngày. Nếu làm cách đó không có kết quả, thì dùng bộ hút đầu vú để hút núm vú ra, mỗi ngày nên kiên trì vài lần.
Hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp
Khi mang thai mẹ bé cần nghỉ ngơi nhều hơn bình thường. Mỗi ngày mẹ bé hãy ngủ trưa 1 tiếng, tối ngủ 8 – 10 tiếng và nên mằm nghiêng sang trái. Khi mang thai mẹ bé nên duy trì hoặc them gia một số hoạt động thể dục, thể thao vừa phải sẽ rất có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Một số môn thể thao vừa sức mà mẹ và bé có thể duy trì hoặc tham gia tùy theo từng thời điểm và tình trạng sức khỏe của thai nhi như: đi bộ, thái cực quyền, đi xe đạp, đánh bóng bàn, cầu lông, chạy chậm… Cần chú ý là khi cảm thấy hơi mệt thì cần phải dừng ngay. Những hoạt động thể dục thể thao vừa phải có thể làm cho thân thể mẹ bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật, làm cho chức năng của phổi được tăng cường, đồng thời có thể điều tiết hệ thống thần kinh, giúp tiêu hóa tốt, thúc đẩy lưu thông máu ở phần bụng và chi dưới, làm giảm trạng thái dồn ép khiến mỏi mệt hoặc phù, ngăn ngừa vị trí thai nhi lệch và đẻ khó. Đồng thời do thường xuyên hoạt động ngoài trời, nên hít thở được không khí trong lành, tiếp nhận đầy đủ tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời (buổi sáng), giúp cho cơ thể hấp thu canxi tránh bệnh loãng xương và giúp cho bộ xương của thai nhi phát triển tốt.
Mẹ bé cần lao động hợp sức với khối lượng vừa phải sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tuần hoàn máu lưu thông, tăng cường hô hấp và thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, việc lao động vừa sức giúp mẹ của bé đẻ dễ hơn.
[​IMG]
Những hoạt động thể dục thể thao vừa phải có thể làm cho thân thể mẹ bé khỏe mạnh
Mẹ bé cần tránh làm việc gắng sức, mang nặng hoặc nâng vật nặng, đi bộ nhiều tiếng đồng hồ hoặc làm việc cả ngày vất vả, không nên làm việc ca đêm, không ngâm mình dưới nước (làm đồng, đánh bắt thủy sản…), không làm việc ở những nơi độc hại như: tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu, chất phóng xạ…
Một số dấu hiệu bất thường, nguy hiểm khi mang thai
Đa số các bà mẹ mang thai và sinh nở an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai đôi khi có một số bất thường xảy ra. Nếu mẹ bé thấy mình có một trong những dấu hiệu sau cần đến cơ sở y tế ngay:
– Buồn nôn và nôn nặng, không ăn uống được gì.
– Ra máu âm đạo bất thường.
– Đau bụng nhiều.
– Mất các dấu hiệu thai nghén.
– Không tăng cân sau tháng thứ 4.
– Không thấy thai máy sau tháng thứ 4.
– Da rất xanh, nhợt nhạt ở lợi, móng tay trắng nhợt. Thường xuyên mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực.
– Chất dịch âm đạo hôi, âm hộ ngứa nhiều.
– Phù to ở chân, tay, mặt hoặc phù toàn thân.
– Sốt cao.
– Sâu răng, viêm lợi.
– Đau bụng kèm theo ra máu.
– Nhức đầu dữ dội, mờ mắt, cảm giác ruồi bay trước mắt.
– Tăng cân quá nhiều.
[​IMG]
làm mẹ
Chọn nơi sinh
Nơi sinh đẻ tốt nhất là bệnh viện sản khoa, khoa sản của các bệnh viện đa khoa, khoa ngoại sản của các trung tâm y tế, nhà hộ sinh, các trạm y tế xã. Bởi những nơi này có bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh có kỹ thuật tay nghề cao, được đào tạo chính quy, có thuốc men, dụng cụ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết đồng thời nhân viên y tế có thể phát hiện các biến chứng nguy hiểm để kịp thời chuyển sản phụ tới những cơ sở y tế có điều kiện tốt hơn.
Vẫn biết rằng, việc sinh đẻ là tự nhiên, nhưng trên thực tế, sinh đẻ không ở cơ sở y tế là rất nguy hiểm, gây ra đa số các trường hợp tử vong vì trong quá trình chuyển dạ, người sản phụ có thể gặp phải những biến chứng như: suy thai do vỡ ối sớm, thai bị ngạt do chuyển dạ lâu. Băng huyết sau khi đẻ hoặc nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc nhiễm trùng huyết nếu điều kiện vệ sinh không tốt… Bạn thử tưởng tượng xem, nếu bạn bị một trong những biến chứng như trên thì bạn sẽ ra sao?… Do đó tùy thuộc vào tình trạng thai nhi, thể trạng của người mẹ, ngôi thai trước khi sinh qua các kỳ khám thai mà bạn sẽ được các bác sĩ trực tiếp khám và theo dõi trong suốt quá trình mang thai hướng dẫn hoặc chỉ định nơi sinh. Việc này giúp cho bạn sinh “mẹ tròn, con vuông”.
Mời bạn click vào đây để tham gia thảo luận tại diễn đàn LÀM CHA MẸ về chủ đề Làm mẹ chủ động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét