Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Vì Sao Bà Bầu Lại Bị Đau Lưng Và Cách Khắc Phục

Khoảng hơn 1 nửa số bà bầu mang thai đều có hiện tượng đau lưng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Bà bầu nên đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

[​IMG]

Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng:

- Do cơ thể người mẹ càng ngày càng nặng theo quá trình phát triển của thai nhi, nên cột sống của người mẹ phải chịu sức nặng rất lớn so với người bình thường.

- Do sự thay đổi hormone khi mang thai.

- Do đi đứng, ngồi sai tư thế.

- Do vị tí nằm của bé trong bụng mẹ, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ.

Để giảm được hiện tượng đau lưng thì mẹ bầu hãy làm những bước sau nhé:

- Thay những đôi giầy cao gót bằng những đôi giầy bệt.

- Không bưng bê, mang vác vật nặng. Mẹ bầu sẽ tránh được nguy cơ đau lưng và đặc biệt sẽ tránh được nguy cơ sảy thai.

- Không nên ngồi quá lâu, mẹ bầu nên thường xuyên đi lại không nên ngồi quá lâu sẽ gây ra một lực lớn lên cột sống sẽ khiến bạn bị đau lưng.

- Trường hợp nếu phải ngồi lâu thì nên có gối mềm để sau lưng.

- Khi đang ngồi mà bạn muốn đứng lên thì hãy đặt 2 tay vào đầu gối, chân vuông góc với sàn nhà, sau đó dùng lực của 2 tay dần dần nhẹ nhàng đứng lên. Không nên đứng lên một cách đột ngột sẽ làm mặt chóng mặt, đau tức bụng hoặc có thể gây đau lưng cho mẹ bầu.

- Nên có thói quen đi bộ 30 phút hàng ngày, ngoài ra bạn có thể tập yoga, bơi lội...

- Nên đi ngủ đúng giờ, không nên thức khuya vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Nằm đúng tư thế, nghiêng trái hoặc nghiêng phải cũng là biện pháp để mẹ bầu tránh được những cơn đau lưng.

- Mẹ bầu nên ăn uống hợp lý, để tránh việc tăng cân quá mức, nó sẽ làm trọng lượng cơ thể người mẹ tăng quá nhiều, và dẫn đến ảnh hưởng đến cột sống, đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

- Mẹ bầu nên bổ sung canxi bằng những thức ăn có nhiều canxi cua, tôm... Nếu bổ sung canxi bằng thuốc thì nên uống theo chỉ định của bác sĩ.

- Nếu bạn nhặt vật gì dưới đất thì bạn nên ngồi hẳn xuống nhặt, không nên cúi xuống hoặc vặt người. Như vậy sẽ làm bạn bị đau lưng và cũng có nguy cơ cao trong việc sảy thai hay tai nạn bất ngờ.

Nếu bạn gặp một số dấu hiệu dưới đây thì cần phải đi khám bác sĩ:

- Đau lưng liên tục.

- Cơn đau lưng ngày càng tăng khiến bạn không thể chịu được.

- Đau lưng kèm theo triệu chứng sốt, chảy máu âm đạo.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Đau Lưng Khi Mới Mang Thai Là Do Đâu Hả Các Mẹ?
Đau Lưng Khi Mang Thai
Giảm đau lưng khi mang thai
Mẹo Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai
Đau Lưng Khi Mang Thai Khi Nào Là Nguy Hiểm Cho Thai Nhi?

Vì Sao Bà Bầu Bị Mất Ngủ? Cách Khắc Phục

Thời gian mang thai được gọi là thời gian hạnh phúc nhất của người làm mẹ, bạn sẽ cảm nhận được sự phát triển của con trong chính cơ thể của mình.Tuy nhiên bên cạnh đó, bạn cũng rất mệt mỏi với những thời kỳ ốm nghén khi thai còn bé và nặng nề khi thai ngày càng to ra. Các mẹ sẽ có những câu hỏi như: Bị mất ngủ mẹ bầu phải làm sao? Hay làm thế nào để bà bầu có giấc ngủ ngon?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi hormone nội tiết, khiến cho mẹ bầu có những đêm không ngủ hay chỉ ngủ được rất ít và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân mẹ bầu nên biết:

- Tư thế ngủ không thỏa mái, dẫn đến tình trạng ngủ không ngon giấc và sâu giấc ở mẹ bầu.

- Nhiều mẹ bị chuột rút, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối. Thai nhi phát triển to khiến cho mẹ bầu mệt mỏi. Việc đi lại khó khăn, và tình trạng đau nhức chân tay ở mẹ bầu là không tránh khỏi.

- Do thai nhi ngày càng lớn dần lên, dẫn đến áp lực lên bàng quang. Khiến cho mẹ bầu phải đi tiểu nhiều, như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.

- Do thai nhi đột ngột đạp mẹ làm nhiều, làm cho mẹ tỉnh giấc và không ngủ lại được.

- Căng thẳng do cuộc sống đem lại. Vì mẹ bầu phải lo lắng suy nghĩ nhiều đến em bé, hồi hộp chờ đến ngày dự sinh, rồi nhiều thứ khác trong cuộc sống. Vốn dĩ mẹ bầu đã không dễ ngủ nay lại càng khó ngủ hơn.

Vậy nếu mẹ bầu mất ngủ như vậy, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Thai nhi được bao bọc bởi lớp da, lớp cơ, và nước ối trong cơ thể người mẹ. Mặt khác không phải lúc nào mẹ ngủ là thai nhi ngủ và ngược lại. Vì vậy mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá, nếu như tình trạng mất ngủ này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

Nhưng nếu tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài, thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn, tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhé.

[​IMG]

Vậy làm thế nào để bà bầu có giấc ngủ ngon? Dưới đây là một số cách mẹ bầu có thể áp dụng nhé.

- Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể ngâm chân với nước ấm pha muối hột thì sẽ dễ ngủ hoặc kê chân lên cao 1 chút.

- Kê gối cao đầu khi ngủ

- Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái hoặc bên phải để máu dễ lưu thông hơn.

- Mẹ bầu nên tránh những căng thẳng mệt mỏi, lo âu. Không nên uống cafe, vì trong cafe có chất kích thích gây mất ngủ cho mẹ bầu.

- Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

- Tập thể dục đều đặn, nên rèn cho mình thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu. Đặc biệt là những mẹ sắp sinh đi bộ như vậy cũng giúp mẹ bầu dễ sinh nở hơn.

- Buổi trưa hạn chế ngủ nhiều nếu không buổi tối sẽ rất khó ngủ.

- Bạn có thể mua những chiếc gối dành riêng cho bà bầu, để hỗ trợ trong thời gian ngủ được thỏa mái hơn.

- Bạn nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, sẽ khiến giấc ngủ của bạn dễ chịu hơn và đến nhanh hơn.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Giúp bà bầu ngủ ngon trong 9 tháng thai kỳ
13 nỗi sợ thường trực của bà bầu
Chữa bệnh mất ngủ cho phụ nữ mang thai
Những Tư Thế nàoBà Bầu Cần Tránh Khi Ngủ
Bí quyết của những mẹ bầu không bao giờ mất ngủ

Dấu Hiệu Bà Bầu Thiếu Nước Ối

Nước ối là một chất lỏng không màu, bắt đầu xuất hiện khoảng từ ngày 12-18 sau khi thụ thai, nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung của mẹ giúp bảo vệ thai nhi và chống lại việc nhiễm khuẩn cho thai nhi và tử cung.

Mẹ @bechuotcon thắc mắc: "Các mẹ mang bầu ơi giúp em với! Em mang bầu được 20 tuần rồi, phát hiện thiếu ối từ tuần 18. EM đã tích cực uống nước dừa xiêm, nước cam, nước tinh khiết, nước canh...mà cho đến nay tình trạng thiếu ối vẫn ko thuyên giảm. Đã có mẹ nào điều trị thiếu ối như là tiêm, truyền hay uống thuốc chưa bảo em biết với! Em đang rất lo lắng." Đây cũng là thắc mắc của nhiều mẹ trong quá trình mang thai. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy mẹ bầu bị thiếu nước ối? Và cách khắc phục hiện tượng thiếu nước ối ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bà bầu hiểu vấn đề này hơn.

Kết quả hình ảnh cho bà bầu thiếu nước ối

Nước ối có chức năng nuôi dưỡng phôi thai, che trở cho thai nhi tránh được những va chạm, sang chấn trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, nếu mẹ bầu cạn nước ối sẽ dẫn đến tình trạng tử cung bị giảm lượng máu nuôi thai nhi, khiến cho thai nhi chậm phát triển, suy thai, lưu thai...

Một số biểu hiện của sự thiếu nước ối đó là: Chu vi vòng bụng tăng lên chậm, khi càng ngày bạn càng cảm nhận rõ về hoạt động của thai nhi hoặc lúc thai máy, đạp khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng. Bởi khi thiếu nước ối, thai nhi hoạt động sẽ tác động trực tiếp lên thành tử cung, gây ra hiện tượng đau bụng cho mẹ bầu. Để xác định được tình trạng thiếu nước ối một cách chính xác, thì cần phải qua sự thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định qua siêu âm để xem mẹ bầu có bị thiếu nước ối hay không.

Khi bác sĩ khám thai, kết quả cho thấy đỉnh tử cung nhô lên mà chu vi vòng bụng nhỏ hơn tiêu chuẩn tương ứng với từng giai đoạn tuổi thai. Lúc này bác sĩ sẽ siêu âm để đánh giá chính xác xem mẹ bầu có bị thiếu nước ối không để có biện pháp khắc phụ tình trạng này.

Một số bệnh tăng huyết áp, tiểu đường... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước ối cho mẹ bầu. Ngoài ra mẹ bầu mang đa thai, thai quá ngày cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước ối. Vì vậy mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.

Cách khắc phục tình trạng thiếu nước ối

Nước ối được trao đổi với cơ thể mẹ qua hệ tuần hoàn rau, vì vậy mà nước ối luôn luôn được đổi mới. Tùy vào từng giai đoạn thai nhi phát triển, tùy vào lượng nước ối thiếu, mà bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục khác nhau cho mẹ bầu. Tuy nhiên có 1 biện pháp được các bác sĩ áp dụng cho tất cả các trường hợp thiếu ối đó là uống nhiều nước. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 2,5- 3l mỗi ngày. Mẹ bầu cũng có thể uống thêm nước hoa quả, sữa, nước dừa để làm tăng lượng nước ối.

Ngoài ra, nếu trong trường hợp mẹ bầu thiếu quá nhiều nước ối và cần bổ sung luôn thì lúc này mẹ bầu có thể nhập viện để truyền dịch tăng lưu lượng máu đến tử cung. Trong bất cứ trường hợp nào mẹ bầu cần theo dõi và làm theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Các bất thường về nước ối mẹ bầu cần biết
Mách Mẹ Bầu 7 Cách Làm Tăng Lượng Nước Ối Trong Thai Kỳ
Chuyện Nước Ối Ở Chị Em Mang Thai: Ít Cũng Sợ Mà Nhiều Cũng Đáng Lo
Dinh dưỡng cho nước ối
Làm thế nào khi nước ối cạn dần
Hiện tượng thai đa ối các mẹ giúp em

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Mẹ Bầu, Làm Thế Nào Để Không Tăng Nhiều Cân Mà Con Vẫn Khỏe?


Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng sẽ đặt ra câu hỏi như: Mang thai các mẹ tăng bao nhiêu cân là đủ? Mang thai tăng cân ít có sao không các mẹ? Hay có mẹ bầu nào tăng cân giống em không? Vậy mẹ bầu nên ăn uống như thế nào, để không lên cân nhiều mà vẫn đủ chất dinh dưỡng nuôi con, để con phát triển tốt?

Quá trình mang thai, mẹ bầu tăng cân nhiều, thì em bé cũng có thể có cân nặng vượt chuẩn, dẫn đến tình trạng bị béo phì, tiểu đường, và gây khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh nở, và thận chí mẹ phải dùng biện pháp sinh mổ. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều, quá trình sau sinh sẽ rất vất vả trong việc giảm cân.

[​IMG]

Theo một số nghiên cứu cho thấy, mỗi một mẹ bầu chỉ lên tăng từ 9 - 12kg là đủ. Mẹ bầu sẽ trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ, và thai nhi cũng cần chất dinh dưỡng khác nhau ở 3 giai đoạn đó. Mẹ bầu có số cân tăng chuẩn như sau: Tháng đầu nên tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg, 3 tháng cuối tăng 6kg.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu

Ở giai đoạn này, cơ thể của người mẹ cần bổ sung nhiều axit folic, protein, sắt, canxi. Ở gia đoạn này nhiều mẹ ốm nghén không ăn được, hoặc ăn được thì cũng rất ít. Vì vậy ở giai đoạn này mẹ bầu cũng không nên có gắng ăn nhiều trong 1 bữa, như vậy sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy stress, mệt mỏi. Hãy chia các bữa ăn làm nhiều bữa ăn nhỏ, nếu không ăn được thì mẹ hãy cố gắng uống 1 ly sữa và ăn thêm hoa quả để đảm bảo mẹ và con vẫn có sức khỏe tốt.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa

Sang giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cảm thấy khá hơn, nhu cầu ăn uống có vẻ sẽ tăng lên để bù cho giai đoạn 3 tháng đầu. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu phát triển mạnh và cần được cung cấp nhiều dưỡng chất, dinh dưỡng. Do đó ở giai đoạn này mẹ bầu nên ăn nhiều hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu.

Mẹ bầu nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm: Vì như vậy sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt, mà mẹ bầu cũng không bị lên cân nhanh và quá nhiều. Ở giai đoạn này, nếu thiếu chất đạm khiến cho thai nhi bị dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chế độ ăn giàu đạm như thịt bò, cá, tôm, cua.. và ăn thêm nhiều rau, củ, quả (ít đường).

Mẹ bầu nên ăn vừa đủ đường và tinh bột. Có mẹ nghĩ khi có bầu, ăn càng nhiều càng tốt, tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn nhiều đường và tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị lên cân nhanh, béo phì mà chưa chắc con đã to. Nhiều mẹ bầu thay việc ăn cơm bằng việc ăn hoa quả, nhưng mẹ bầu nhớ chọn những loại hoa quả nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế ăn những loại hoa quả có quá nhiều đường. Vì như vậy mẹ bầu cũng sẽ dễ bị tiểu đường. Có mẹ chia sẻ: "Trước cứ đói là ăn cơm nhưng giờ thay cơm bằng ăn khoai lang, ngô hoặc các loại đậu... uống thêm sữa, trái cây, uống nhiều nước". Đây là kinh nghiệm hay để cho mẹ bầu học hỏi.

Có nhiều mẹ có câu hỏi rằng, trong thời gian mang bầu mà không uống được sữa bà bầu thì phải làm sao? Điều đó không đáng lo ngại các mẹ nhé. Vì nếu không uống được sữa bà bầu thì các mẹ có thể uống bằng sữa tươi không đường, tách béo. Nhiều mẹ uống quá nhiều sữa bầu, với mong muốn sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên uống quá nhiều cũng không tốt mẹ bầu nhé. Vì trong sữa bầu cũng có nhiều đường, nếu uống quá nhiều có thể gây nên tiểu đường hoặc tăng cân quá nhiều cho mẹ bầu. Ngoài ra các mẹ bầu có thể bổ sung thêm pho mai, sữa chua tốt cho đường tiêu hóa mẹ bầu nhé.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối

Mẹ bầu vẫn ăn uống và bổ sung các dưỡng chất như giai đoạn 2, nhưng bổ sung protein nhiều hơn từ 40-60g mỗi ngày để hạn chế được chân tay không bị phù lề.

Ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, thì mẹ bầu cũng không nên ăn bánh kẹo nhiều, vì nếu ăn bánh kẹo nhiều thì mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh và có nguy cơ bị tiểu đường rất cao. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai

Đứa con là sự kết tinh từ tình yêu giữa bố và mẹ. Vậy làm thế nào để khi đứa trẻ sinh ra luôn được hạnh phúc và đầy đủ no ấm. Dưới đây là một số bước chuẩn bị mà cả người mẹ và người bố cần biết.

Chuẩn bị về mặt tinh thần

Có con sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Bạn hãy chuẩn bị một tâm lý tốt nhất, để đón nhận những thiên thần của chúng ta. Hãy luôn nghĩ đến điều tốt đẹp, luôn nghĩ về những khoảng khắc tuyệt vời của 2 vợ chồng. Chuẩn bị tinh thần tốt trước khi mang thai sẽ đem lại cho bạn một thai kỳ tốt đẹp và suôn sẻ. 

[​IMG]

Chuẩn bị về sức khỏe

Hai vợ chồng nên đi khám tiềm sản trước khi mang thai. Vậy khám tiền sản bao gồm những gì? Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? là những câu hỏi chúng ta hay bắt gặp ở những ông bố bà mẹ lần đầu tiên muốn có con.

Chuẩn bị gì cho chồng trước khi mang thai? Là câu hỏi mà được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số việc các ông bố cần làm:

- Hạn chế bia rượu, thuốc lá...

- Hạn chế tiếp xúc với môi trường hóa chất, độc hại, chất phóng xạ...

- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng, mệt mỏi.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như: Axit folic, kẽm, vitamin E, C... tăng cường sức đề kháng cũng như đảm bảo chất lượng tinh trùng.

- Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào không cần thiết trong thời gian này.

- Tránh mặc đồ lót bó sát người. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Còn với Người vợ thì sẽ có những câu hỏi như: Những điều cần phải làm trước khi mang thai? Tiêm phòng rubella và cúm bao lâu thì có thai được ??

- Trước khi mang thai người mẹ nên tiêm những mũi tiêm sau:

+ Sởi, rubella, quai bị: Nên tiêm trước khi có thai 3 tháng.

+ Thủy đậu: Trước khi có thai 1 tháng là đủ an toàn.

+ Ngoài ra nên tiêm virus viêm gan A, viêm gan siêu vi B, uốn ván, cúm.

- Khiểm soát cân nặng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

- Bỏ rượu, thuốc lá và một số chất kích thích nếu đang sử dụng để đảm bảo cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

- Hạn chế tiếp xúc với môi trường hóa chất, độc hại, chất phóng xạ...

- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng, mệt mỏi.

- Tạm dừng biện phát ngừa thai. Theo dõi sát chu kỳ kinh nguyệt của mình hàng tháng, để canh ngày rụng trứng nhằm tăng khả năng thụ thai.

- Không nên dùng bất cứ loại thuốc nào không cần thiết trong thời gian này.

- Bổ sung axitfolic trước khi mang thai. Giúp cho thai nhi không bị dị tật và phát triển toàn diện.

- Bổ sung sắt làm giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ, hay nguy cơ sảy thai hoặc băng huyết sau sinh.

- Bổ sung protein tạo nền tảng cho quá trình hình thành và sự phát triển của thai nhi.

- Bổ sung canxi để đảm bảo cho mẹ một sức khỏe tốt và cho sự phát triển xương khớp của bé sau này.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho một thai kỳ khỏe mạnh.

- Bạn nên tạo cho mình một thói quen tập thể dục trong ngày để duy trình sức khỏe trong suốt quá trình mang thai.

Chuẩn bị về mặt tài chính

Ngay khi chuẩn bị có thai, bạn nên lập cho mình một kế hoạch tiết kiệm tiền hàng tháng, để thực hiện việc sinh con một cách chủ động và an toàn.

Bạn nên tham gia một số dịch bảo hiểm nào đó, để đảm bảo trong quá trình thăm khám khi mang thai và khi sinh nở bạn sẽ được hỗ trợ một phần nào chi phí, giúp bạn không bị động trong vấn đề tài chính.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:
Mua Bảo Hiểm Thai Sản Nào Tốt?
Dấu Hiệu Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Để Nâng Cao Khả Năng Có Thai
11 Lời Khuyên Trước Khi Mang Thai